Bàn tay 12 ngón nhưng đã cắt bỏ thì có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 nhập ngũ theo tiêu chuẩn phân loại sức khỏe tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì dựa vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Theo đó tại Mục 8 Phụ lục I (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP) quy định:
Thừa ngón tay, ngón chân: Đã cắt bỏ, nếu:
+ Không ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay, bàn chân: Điểm 1;
+ Ít ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay, bàn chân: Điểm 2;
+ Ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của bàn tay, bàn chân: Điểm 4.
Như vậy, trường hợp của bạn đề cập khi bạn đã cắt bỏ ngón tay nhưng chưa biết tình trạng linh hoạt cũng như hoạt động của bàn tay nên chưa thể khẳng định được bạn có thuộc trường hợp không phải gọi tham gia nghĩa vụ quân sự hay không. Do đó, để biết chính xác vấn đề này thì phải chờ xác nhận Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ khi có lệnh gọi khám.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?