Những nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với CM bao gồm những nhiệm vụ nào?
Các nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với CM quy định tại Khoản 2 Điều 45 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020, cụ thể như sau:
Ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi sau đây:
- Tổ chức lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ;
- Chi tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, tổ chức lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ;
- Chi thường xuyên của cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng và cơ sở đón tiếp người có công với cách mạng thuộc địa phương quản lý theo quy định của pháp luật;
- Chi thăm hỏi, động viên người có công với cách mạng và gia đình nhân dịp lễ, tết;
- Bảo đảm kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do địa phương ban hành.
Trân trọng.

Thư Viện Pháp Luật
- Đảng viên dự bị có thể bị kỷ luật đảng bằng các hình thức nào? Các nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng?
- Căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng với người hy sinh trong quá trình chiến đấu bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
- Cá nhân được miễn thuế TNCN khi có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh số thuế phải nộp sau quyết toán của từng năm là bao nhiêu?
- Những chức danh nào phải có giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh?
- Đảng viên mắc bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm hơn bao lâu? Có trao tặng Huy hiệu Đảng vào ngày sinh nhật Đảng viên không?