Trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh giảng viên cơ hữu được quy định như thế nào?
Giảng viên cơ hữu trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
Giảng viên cơ hữu trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh được quy định như sau:
- Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người lao động của các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Giáo dục Đại học (ban bành năm 2012, được sửa đổi bổ sung năm 2018, sau đây gọi là Luật Giáo dục đại học), được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 ngày 12 tháng 2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
- Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục tư thục là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước; do cơ sở giáo dục trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.
- Các giảng viên được xác định cơ hữu khi không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?