Thẻ an toàn lao động có thay thế được thẻ an toàn điện không?
**Đối với thẻ an toàn điện
Tại Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về đối tượng được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện như sau:
- Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
- Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
- Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.
**Đối với thẻ an toàn lao động
Theo Khoản 2 Điều 24 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về việc cấp Thẻ an toàn như sau:
Người sử dụng lao động cấp Thẻ an toàn cho người được huấn luyện thuộc nhóm 3 sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Tổ chức huấn luyện cấp Thẻ an toàn cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Mà tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP thì Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Khoản 3 Điều 18 Nghị định 44 quy định về nội dung huấn luyện nhóm 3 bao gồm:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
Có thể thấy, người được huấn luyện thuộc nhóm 3 nếu kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp thẻ an toàn lao động.
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì thẻ an toàn điện và thẻ an toàn lao động là khác nhau. Trường hợp nếu bạn đã có thẻ an toàn điện tuy nhiên thuộc đối tượng Nhóm 3 thì cũng phải có thẻ an toàn lao động hoặc ngược lại. Do đó, hai thẻ này không thể thay thế được cho nhau. Bạn có thể đối chiếu quy định trên để thực hiện đúng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?