Quy định về trích lập dự phòng của Công ty TNHH một thành viên mua bán nợ Việt Nam
Trích lập dự phòng của Công ty TNHH một thành viên mua bán nợ Việt Nam quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
1. Công ty thực hiện trích lập, xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư theo quy định tại Quy chế này. Các nội dung không quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo quy định áp dụng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các quy định của pháp luật có liên quan,
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
a) Công ty thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bao gồm cả các tài sản DATC dùng vốn kinh doanh để mua theo thỏa thuận và chỉ định, tài sản nhận bù trừ nợ, tài sản chờ xử lý (bao gồm cả bất động sản);
b) Công ty không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với các tài sản tiếp nhận từ các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu hoặc theo chỉ định của cấp có thẩm quyền.
3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi:
a) Các trường hợp trích lập dự phòng bao gồm: nợ phải thu khó đòi đối với các khoản nợ DATC dùng vốn kinh doanh để mua theo thỏa thuận và chỉ định; nợ phải thu khó đòi khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh của DATC;
b) Công ty không phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với: các khoản nợ tiếp nhận từ các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu hoặc theo chỉ định của cấp có thẩm quyền; nợ phải thu khi Công ty thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ định của cấp có thẩm quyền.
c) Nguyên tắc trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phát sinh từ hoạt động mua, xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp:
- Mức trích lập dự phòng không vượt quá giá trị còn lại của giá vốn mua nợ.
- Mức trích lập dự phòng cụ thể thực hiện theo quy định tại Quy chế trích lập dự phòng do Hội đồng thành viên DATC ban hành và đảm bảo nguyên tắc mức trích lập lần đầu tối thiểu là 15% giá trị quá hạn của giá vốn mua nợ còn lại đối với khoản nợ mua quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm và trích đủ 100% giá trị quá hạn của giá vốn mua nợ còn lại đối với khoản nợ mua quá hạn từ 5 năm trở lên.
- Việc xác định thời gian quá hạn và giá trị quá hạn của khoản nợ mua để trích lập dự phòng được tính từ thời điểm chuyển giao quyền chủ nợ cho DATC (trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc cam kết trả nợ gần nhất giữa bên nợ và DATC phù hợp với phương án thu hồi nợ và/hoặc khả năng trả nợ của bên nợ.
- Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng DATC thu thập được các bằng chứng xác định bên nợ đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; bên nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì DATC dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. Mức trích lập dự phòng tối đa bằng giá trị còn lại của giá vốn mua nợ đang theo dõi trên sổ kế toán.
4. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư thông qua hoạt động tái cơ cấu, chuyển nợ thành vốn góp tại doanh nghiệp:
- Trường hợp tại thời điểm trích lập dự phòng (thời điểm kết thúc năm tài chính hoặc thời điểm xây dựng phương án chuyển nhượng vốn), doanh nghiệp có vốn góp của DATC chưa hoàn tất việc lập báo cáo tài chính theo quy định, DATC được sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn góp tại thời điểm gần nhất để làm cơ sở trích lập dự phòng.
- Mức trích lập dự phòng của từng khoản đầu tư được xác định tối đa bằng giá trị đầu tư thực tế đang hạch toán trên sổ sách kế toán khi thực hiện chuyển nợ thành vốn góp từ giá vốn mua nợ. Công ty không trích lập dự phòng đối với khoản vốn góp hình thành từ nguồn chênh lệch giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ.
- Công ty được loại trừ khoản lỗ lũy kế tại doanh nghiệp tái cơ cấu phát sinh trước thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
5. Hội đồng thành viên DATC có trách nhiệm ban hành Quy chế trích lập các khoản dự phòng theo quy định tại Quy chế này.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?
- Hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến dữ liệu từ 01/07/2025?
- Phân cấp của đầu phát hiện khói công nghệ hút của hệ thống báo cháy theo TCVN 7568-20:2016 (ISO 7240-20:2010)?
- Thí sinh tự do năm 2025 thi tốt nghiệp THPT chương trình cũ hay mới?