Tranh chấp lao động giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại không cần phải hòa giải?
Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
...
Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Như vậy, về nguyên tắc thì tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết (khởi kiện ra Tòa), tuy nhiên đối với tranh chấp lao động giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại thì không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải (có thể tiến hành hòa giải hoặc không).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?