-
Vi phạm hành chính
-
Xử phạt vi phạm hành chính
-
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
-
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
-
Biện pháp khắc phục hậu quả
-
Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
-
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
-
Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn
-
Thủ tục tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn
-
Thủ tục đình chỉ hoạt động có thời hạn
-
Thủ tục tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính
-
Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
-
Xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp xử lý hành chính
-
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính
-
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
-
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
-
Cách tính thời gian trong xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn trong xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết tăng nặng khi xử lý vi phạm hành chính
-
Những hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính
-
Giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính
Xe ô tô quá hạn đăng kiểm có bị tạm giữ?
Tại Điểm c Khoản 4 và Điểm a Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm e khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Theo đó, người điều khiển xe tải ô tô quá hạn đăng kiểm sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 đến 03 tháng.
Bên cạnh đó, Điểm e Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì xe ô tô nếu đã quá hạn đăng kiểm ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt nêu trên thì còn bị tước giấy phép lái xe và tạm giữ phương tiện.
Trân trọng.

Thư Viện Pháp Luật
- Đề xuất: Các thủ tục hành chính về đất đai có thể được thực hiện trực tuyến?
- Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm các bước nào? Nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm các nội dung gì?
- Vị trí và chức năng Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định như thế nào? Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản không?
- Bộ Giao thông vận tải có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Những cơ quan nào của Bộ Giao thông vận tải có vai trò giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
- Bộ Nội vụ có vị trí và chức năng như thế nào? Bộ Nội vụ có quyền hạn gì trong tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước?