Xử lý trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng nhưng phát hiện ra sai sót
Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về xử lý đối với hóa đơn lập như sau:
Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Như vậy, trong trường hợp của bạn có lập hóa đơn hàng hóa giá trị 10 triệu, đã giao hóa đơn cho người mua và đã giao hàng nhưng phát hiện sai sót có gọi điện thì bên đó cũng đã khai thuế, bên bạn cũng vậy thì bạn liên hệ với người mua để lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời bạn lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và lưu ý với những tiêu chí trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?