Giao dịch dân sự của công dân Việt Nam khi nào được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?
Căn cứ Khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phạm vi áp dụng như sau:
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy mặc dù đều là công dân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; Hoặc đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025: Đại dương đang nóng lên bất thường hay, ý nghĩa nhất?
- 29 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Được sử dụng người lao động làm thêm giờ ngày 29 tháng 2 2025 âm lịch mà không bị giới hạn số giờ làm thêm khi nào?
- Khi nào sáp nhập tỉnh? Có sáp nhập tỉnh không? Hiện nay, nước ta có các đơn vị hành chính nào?
- Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh thành Việt Nam, bỏ cấp huyện theo Kết luận 126?
- Chia sẻ tác phẩm văn học mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đăng trên mạng xã hội bị xử phạt bao nhiêu tiền?