Cho thôi đại diện phần vốn nhà nước tại DNNN được quy định như thế nào?
Theo Điều 54 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về việc cho thôi đại diện phần vốn nhà nước như sau:
1. Cấp có thẩm quyền xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đơn xin thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước trước thời hạn và được cơ quan chủ sở hữu đồng ý;
b) Cơ quan chủ sở hữu hết vốn tại tập đoàn, tổng công ty, công ty;
c) Không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Có hai năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
đ) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước;
e) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
g) Các lý do cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Quy trình xem xét cho thôi đại diện phần vốn nhà nước:
a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước trước thời hạn hoặc có đủ căn cứ cho thôi đại diện vốn nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc cho thôi làm đại diện phần vốn nhà nước của cơ quan tham mưu, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước sau khi thôi đại diện phần vốn nhà nước, cấp có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp; cá nhân có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền; trường hợp cá nhân tự nguyện xin nghỉ hưu, thôi việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành. Trường hợp cho thôi đại diện vốn nhà nước do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước:
a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định cho thôi đại diện vốn nhà nước của cấp có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc cho thôi đại diện vốn nhà nước là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí công tác và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan của người đại diện phần vốn nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?