Quy định về việc xác định, đánh giá rủi ro thiên tai của cấp tỉnh

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc xác định, đánh giá rủi ro thiên tai của cấp tỉnh được quy định ra sao? Văn bản nào quy định?

Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai của cấp tỉnh được quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:

1. Xác định loại hình thiên tai thường gặp theo phân vùng rủi ro thiên tai ban hành tại Bảng 1, Phụ lục I kèm theo Thông tư này và bản đồ cảnh báo thiên tai của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Phòng, chống thiên tai.

2. Đánh giá rủi ro thiên tai

a) Phạm vi đánh giá:

Phạm vi không gian là đánh giá rủi ro thiên tai theo đơn vị hành chính của địa phương; phạm vi thời gian là đánh giá rủi ro thiên tai trong tương lai do tác động của biến đổi khí hậu (theo kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố), chuỗi số liệu thu thập về cường độ của thiên tai và thiệt hại trong quá khứ trong vòng 05 đến 10 năm gần nhất và thống kê các thiên tai lịch sử, thiên tai lớn đã xảy ra trước đó;

b) Phương pháp, nội dung đánh giá, theo trình tự như sau:

Đánh giá cường độ của từng loại hình thiên tai điển hình tại địa phương dựa vào quy định về cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành, dựa vào số liệu đo đạc thực tế, kết quả tính toán để đánh giá cường độ của từng loại hình thiên tai điển hình ở địa phương; đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của từng đối tượng chịu tác động như: con người, nhà ở, một số ngành kinh tế chính (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch), cơ sở hạ tầng (giao thông, xây dựng, điện lực, viễn thông, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, y tế, giáo dục, văn hóa); đánh giá tổng hợp mức độ rủi ro của từng loại hình thiên tai tác động lên từng đối tượng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi quản lý.

3. Xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai của địa phương với tỉ lệ trong khoảng từ 1:5.000 đến 1:50.000 và phù hợp với bản đồ hành chính các cấp của địa phương; các khu vực trọng điểm thường xuyên xảy ra thiên tai, mật độ dân cư cao cần xây dựng bản đồ tỷ lệ lớn hơn 1:5.000; mô tả mức độ rủi ro đối với từng loại hình thiên tai bằng các màu khác nhau (màu xanh dương nhạt: rủi ro nhỏ, màu vàng nhạt: rủi ro trung bình, màu da cam: rủi ro lớn, màu đỏ: rủi ro rất lớn và màu tím: thảm họa).

Trân trọng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
249 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào