Xử lý khi tranh chấp cầm cố sổ đỏ?
Tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Trong đó có.
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
=> Vì sổ đỏ không được xem là tài sản nên việc thỏa thuận để cầm cố sổ đỏ được xem là giao dịch dân sự vô hiệu.
Và tại Điều 131 của Bộ luật có quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
=> Theo quan điểm cá nhân của tôi nếu các bên có thỏa thuận cầm cố sổ đỏ thì thỏa thuận đó không có hiệu lực, không làm thay đổi phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Đây cụ thể là bên nhận cầm cố trả lại sổ đỏ cho bên cầm cố, còn bên cầm cố trả lại vật, tiền tài sản của bên nhận cầm cố.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?