Bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được pháp luật đề cập tới trong nhiều văn bản. Điều 20 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Ðiều 37 Bộ luật Dân sự cũng nêu: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn đang bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm nên gia đình bạn đương nhiên có quyền làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an, tòa án nhân dân …) để được giải quyết. Gia đình bạn có quyền yêu cầu bà hàng xóm phải bồi thường thiệt hại do mẹ bạn bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm. Ðiều 604 Bộ luật Dân sự quy định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạmđược xác định theo Ðiều 611 Bộ luật Dân sự: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Ngoài ra, hành vi của người hàng xóm đối với mẹ bạn còn có thể cấu thành Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự (Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm...) hoặc Tội vu khống quy định tại Điều 122 Bộ luật Hình sự (Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm…).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?