Quyết toán, hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Căn cứ Điều 7 Thông tư 55/2021/TT-BTC (Có hiệu lực từ 25/08/2021) quy định về quyết toán và hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:
1. Khi kết thúc việc thi hành quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt quyết toán chi phí cưỡng chế. Cơ quan ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cho đối tượng bị cưỡng chế (trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã nộp chi phí cưỡng chế).
Nếu số tiền quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt thấp hơn số tiền đối tượng bị cưỡng chế đã nộp thì cơ quan ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm hoàn trả lại cho đối tượng bị cưỡng chế số tiền chênh lệch. Trường hợp quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cao hơn số tiền đối tượng bị cưỡng chế đã nộp thì đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp số tiền còn thiếu cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
2. Trường hợp đã thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, căn cứ quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan ra quyết định cưỡng chế có thông báo bằng văn bản về quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt gửi cho đối tượng bị cưỡng chế để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác).
Chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp chi phí cưỡng chế cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế. Khi thu được tiền từ đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan ra quyết định cưỡng chế phải làm thủ tục hoàn ứng cho ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp thu được tiền chi phí cưỡng chế từ tiền bán đấu giá tài sản (theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP), sau khi đã khấu trừ chi phí bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) thực hiện hoàn trả chi phí cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã thực hiện nộp chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) trả lại số tiền chi phí cưỡng chế từ khoản thu bán đấu giá tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế.
4. Trường hợp không có khả năng thu hồi chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế bị phá sản, giải thể mà không còn tiền, tài sản để nộp chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế báo cáo người ra quyết định theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Định kỳ hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, người ra quyết định cưỡng chế báo cáo việc sử dụng kinh phí tạm ứng để thực hiện việc cưỡng chế bao gồm: số kinh phí đã tạm ứng, số kinh phí đã thu hồi được; số kinh phí chưa thu hồi được; số kinh phí không có khả năng thu hồi (nếu có); nguyên nhân chưa thu hồi và kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.
Hồ sơ hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này và quy định của pháp luật hiện hành về hoàn tạm ứng dự toán.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?