Sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam

Cho tôi hỏi quy trình và thủ tục để một người nước ngoài có thể sở hữu nhà tại Việt Nam hiện nay? Cơ sở pháp lý là gì?

Ngày 25/11/2014 Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Nhà ở 2014. Một trong những điểm mới nổi bật nhất của Luật nhà ở 2014 có qui định một chương riêng về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (hay nói cách đơn giản là người nước ngoài được quyền mua nhà ở tại Việt Nam). Theo quy định của Luật Nhà ở 2014 qui định rất chi tiết về đối tượng người nước ngoài mua nhà, điều kiện người nước ngoài mua nhà và quyền nghĩa vụ của nước ngoài mua nhà mua nhà tại Việt Nam.

 
I.Đối tượng người nước ngoài (tổ chức, cá nhân nước ngoài) được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
 
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và văn bản pháp luật liên quan;
 
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
 
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
 
II.Hình thức sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam
 
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan;
 
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. (Trừ các dự án nhà ở thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ Việt Nam).
 
III. Điều kiện và quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài mu
 
Đối với cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam khi sở hữu nhà tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
 
- Có giấy chứng nhận đầu tư
 
- Có nhà ở được xây dựng trong dự án theo qui định của pháp luật về nhà ở
 
Đối với tổ chức nước ngoài là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam khi mua nhà tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
 
- Có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
 
Đối với cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam:
 
- Được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
 
Đối với tổ chức nước ngoài là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam chỉ được sở hữu nhà khi:
 
- Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà;
 
- Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận;
 
- Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;
 
- Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
 
Nhà ở
Hỏi đáp mới nhất về Nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, cho phép xây mới nhà ở trên bãi sông, bãi nổi sông Hồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhà ở trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đầu tư bán nhà cho người nước ngoài vượt quá số lượng nhà được phép sở hữu tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp được chuyển đổi công năng nhà ở từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được góp vốn kinh doanh bằng nhà ở?
Hỏi đáp Pháp luật
03 hình thức khai thác dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà cấp 4 là gì? Quy định về cấp nhà ở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở phục vụ tái định cư?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở phục vụ tái định cư là gì? Nhà ở phục vụ tái định cư phải đáp ứng những yêu cầu nào từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên thuê cho thuê lại nhà ở thì có cần phải thông báo cho bên cho thuê hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà ở
Thư Viện Pháp Luật
297 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà ở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào