Mức hưởng BHYT khi xét nghiệm định lượng virut viêm gan B

Ông Cao Xuân Trung hỏi: Công ty tôi có trụ sở tại TP. Hà Nội, tôi đi làm công trình tại tỉnh Thanh Hóa. Khi tôi đi chữa bệnh viêm gan B tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa nhân viên Bệnh viện cho biết, tôi phải nằm viện thì mới được thanh toán BHYT. Khi tôi làm xét nghiệm định lượng virut viêm gan B thì chỉ được thanh toán 320.000 đồng khi điều trị nội trú, còn điều trị ngoại trú thì mất 1.250.000 đồng tiền xét nghiệm (chưa tính tiền thuốc). Nếu theo Quyết định số 36/2005/QĐ-BYT thì tôi thuộc đối tượng được thanh toán 80% chi phí, như thế có đúng quy định không? Tôi phải làm gì để được hưởng BHYT đúng quy định?

Bệnh viện Hợp Lực là bệnh viện đa khoa tư nhân hạng II được xếp hạng tương đương tuyến tỉnh, trường hợp ông Trung tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện này thì ông chỉ được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi mức hưởng (80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người lao động) theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 22 Luật BHYT.

Theo điểm g, mục 4 Công văn số 2384/BHXH-CSYT ngày 30/6/2015 của BHXH Việt Nam hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc trong thực hiện BHYT, trường hợp người bệnh đến khám bệnh không đúng nơi đăng ký ban đầu sau đó được chỉ định vào điều trị nội trú thì các chi phí xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh được tổng hợp vào chi phí điều trị nội trú và được thanh toán trong phạm vi được hưởng với mức hưởng là 60% đối với bệnh viện tuyến tỉnh.

Để hiểu rõ về các chi phí phải chi trả trong quá trình điều trị,  đề nghị ông Trung liên hệ với Bệnh viện Hợp Lực để được giải thích và hướng dẫn.

Theo thông tin ông cung cấp, công ty của ông tại TP. Hà Nội, nếu thẻ BHYT của ông có nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu là một cơ sở y tế tại TP. Hà Nội thì khi đi làm việc tại tỉnh Thanh Hóa, để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh ông phải tới một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa phương nơi làm việc tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT và khi đi khám bệnh, chữa bệnh ông phải xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh và giấy công tác hoặc giấy chứng minh tạm trú theo quy định tại Khoản 8, Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT.

Theo Chinhphu.vn

Hưởng bảo hiểm y tế
Hỏi đáp mới nhất về Hưởng bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng Bảo hiểm y tế số 4 năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người được tăng mức hưởng bảo hiểm y tế mà không cần cấp đổi thẻ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi có giấy chuyển tuyến là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định kê đơn thuốc sau điều trị nội trú cho người bệnh BHYT năm 2023 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám thai trong trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế?
Hỏi đáp pháp luật
Đặt vòng tránh thai có được hưởng BHYT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng bảo hiểm y tế của người lao động làm việc tại doanh nghiệp là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Đi khám bệnh vào ngày lễ, tết có được BHYT chi trả hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
06 trường hợp đi khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng BHYT 100%?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển sang hưởng BHYT cựu chiến binh cần giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hưởng bảo hiểm y tế
Thư Viện Pháp Luật
750 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hưởng bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào