Quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Điều 4 Thông tư 36/2021/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 10/07/2021) quy định việc quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Việc quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ; khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ; khoản 11, khoản 12, khoản 13 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và các quy định sau:
1. Doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ để quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp; Quy chế phải xác định rõ việc phối hợp của từng bộ phận quản lý trong doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm bồi thường của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát, gây tổn thất tài sản, thiệt hại cho doanh nghiệp.
2. Đối với doanh nghiệp có tài sản đặc thù như vật nuôi, cây trồng, thiết bị có nguồn phóng xạ, chất độc hại và tài sản đặc thù khác, quá trình quản lý, sử dụng, thanh lý tài sản ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về tài chính, doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Về bảo toàn vốn, doanh nghiệp áp dụng các biện pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP để bảo toàn vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Trong đó;
a) Việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); các khoản trích lập dự phòng tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, doanh nghiệp làm nhiệm vụ chính trị, xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc được cấp có thẩm quyền cho phép.
b) Lãi, lỗ của doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá mức độ bảo toàn vốn quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP là số chênh lệch giữa tổng doanh thu (bao gồm: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác) trừ (-) tổng chi phí (bao gồm: giá vốn hàng bán; chi phí tài chính; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí khác) phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được hạch toán theo quy định. Nếu số chênh lệch dương doanh nghiệp có lãi, nếu số chênh lệch âm doanh nghiệp bị lỗ, nếu không có chênh lệch doanh nghiệp không phát sinh lãi, lỗ.
c) Việc quản lý, xác định doanh thu, thu nhập khác và chi phí để xác định lãi, lỗ (kết quả kinh doanh) của doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá mức độ bảo toàn vốn thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành do Bộ Tài chính ban hành. Việc xác định doanh thu, chi phí, thu nhập khác cho mục đích tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
4. Việc ghi nhận, đánh giá, hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành do Bộ Tài chính ban hành, Đối với khoản lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ đã ghi nhận vào kết quả sản xuất kinh doanh (nếu có), doanh nghiệp không sử dụng để trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?