Bộ đội xuất ngũ được vay vốn để kinh doanh không?
Bộ đội xuất ngũ được vay vốn để làm ăn không?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BQP-BTC quy định đối với Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề như sau:
- Hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng.
+Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở dạy nghề theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; được vay tiền để học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
- Hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp.
+ Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp được cấp “Thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu tại thời điểm học nghề và có giá trị trong 01 năm kể từ ngày cấp thẻ. Giá trị của “Thẻ học nghề” được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu.
+ Thủ tục cấp “Thẻ học nghề”: Khi quân nhân hoàn thành chế độ phục vụ tại ngũ, có nhu cầu và đăng ký học nghề ở trình độ sơ cấp tại đơn vị được cấp 01 “Thẻ học nghề” (theo mẫu số 1 đính kèm Thông tư này) do Bộ Quốc phòng phát hành có chữ ký đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên. “Thẻ học nghề” được nộp cho cơ sở dạy nghề trong và ngoài quân đội.
+ “Thẻ học nghề” phải được bảo quản, giữ gìn cẩn thận, không được tẩy xóa, làm hỏng, không cho người khác mượn. Nếu mất phải liên hệ với cơ quan cấp thẻ để được cấp lại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật chỉ quy định về trường hợp hỗ trợ vay vốn cho bộ đội xuất ngũ học nghề. Vấn đề vay vốn để kinh doanh, anh có thể liên hệ trực tiếp với các ngân hàng, ví dụ như ngân hàng quân đội MB Bank để được hỗ trợ...
Bộ đội xuất ngũ có được cấp thẻ BHYT miễn phí?
Tại Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế, có quy định về nhóm do ngân sách nhà nước đóng. Bao gồm:
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
- Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Cựu chiến binh.
- Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc.
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo;
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
- Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo;
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
Như vậy, trường hợp bộ đội xuất ngũ thì sẽ không được ngân sách nhà nước tham gia BHYT (cấp thẻ BHYT miễn phí).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chế độ chính sách khi xuất ngũ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?