Đề phòng điện áp thử nghiệm ra sao để đảm bảo an toàn trong điện lực?
Căn cứ Mục 102 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (Ban hành kèm theo Thông tư 39/2020/TT-BCT năm 2020 có hiệu lực 01/06/2021) quy định như sau:
Đề phòng điện áp thử nghiệm
- Để đề phòng điện áp thử ảnh hưởng điện áp công tác, phải đảm bảo khoảng cách giữa hai phần có điện áp đó như sau:
Điện áp định mức của thiết bị (kV) |
Đến |
|||
10 |
15 |
20 |
35 |
|
Khoảng cách nhỏ nhất (m) |
0,15 |
0,20 |
0,25 |
0,50 |
- Khi sử dụng xe thí nghiệm lưu động hoặc máy thử cố định, phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Máy thử phải được chia thành hai phần rõ ràng, một phần đặt các thiết bị hạ áp, có chỗ đứng cho người thao tác, còn phần kia đặt tất cả các thiết bị và dây dẫn điện cao áp.
+ Các thiết bị điện cao áp phải được rào chắn cẩn thận để tránh người đến gần.
+ Cửa của các thiết bị điện cao áp phải có khóa liên động dùng tiếp điểm điện để khi mở cửa thì điện cao áp được cắt ra và có đèn báo khi phần thiết bị này có điện.
+ Mọi thiết bị điện hạ áp phải bố trí sao cho việc thao tác và kiểm tra được thuận tiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?