Đổi từ dân tộc Kinh sang dân tộc Hoa có ảnh hưởng đến việc thi viên chức không?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Luật Viên chức 2010 thì trừ các trường hợp không được thi viên chức, còn lại người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
- Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
- Có đơn đăng ký dự tuyển;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
- Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, quy định về điều kiện dự tuyển viên chức không phân biệt công dân người dân tộc nào hay tôn giáo nào mới được thi mà được đảm bảo một cách công bằng, bình đẳng, mọi thí sinh dự tuyển đều có cơ hội như nhau. Các quy định về tuyển dụng viên chức tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP cũng không có quy định nào cho phép phân biệt đối xử giữa các dân tộc trong quá trình tuyển dụng, đánh giá viên chức.
Do vậy, việc bạn mang dân tộc Kinh hay dân tộc Hoa không ảnh hưởng đến cơ hội thi và đậu viên chức của bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?