Quần áo in hình tiền Việt Nam có bị phạt không?
Quần áo in hình tiền Việt Nam bị phạt bao nhiêu?
Theo Khoản 3 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg thì nghiêm cấm hành vi:
Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
Khoản 4 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi này như sau:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
=> Như vậy, việc in hình tiền Việt Nam lên quần áo là hành vi vi phạm pháp luật, bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (Đây là mức phạt áp dụng với cá nhân - Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 88).
Ngoài ra còn bị tịch thu toàn bộ quần áo có in hình tiền Việt Nam và buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp do việc bán quần áo này (Khoản 5 và Điểm c Khoản 6 Điều 31 Nghị định 88).
Có được in tiền Viêt Nam lên bao lì xì hay không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam thì hành vi sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước là hành vi bị nghiêm cấm.
Như vậy, về nguyên tắc nếu không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thì bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng không được phép sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào. Tương tự như việc in hình tiền Việt Nam lên bao lì xì, nếu không có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước thì đây được xem là hành vi trái quy định pháp luật.
Theo đó Khoản 4 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật. (Đây là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm mức phạt sẽ nhân hai theo Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này).
Đồng thời, tịch thu, buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm và buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (Khoản 5, Điểm b, c Khoản 6 Điều này).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có được khôi phục mã số thuế để hoạt động không?
- VSIL là tên viết tắt của tổ chức nào? Hội Luật quốc tế Việt Nam có trụ sở chính ở tỉnh thành nào?
- Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 hay, ngắn gọn năm 2024?
- Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật?
- Đảng viên tự hủy thẻ đảng có bị xóa tên không? Xóa tên có được xem là xử lý kỷ luật đối với đảng viên?