Giáo viên vùng đặc biệt khó khăn nghỉ thai sản có bị trừ phụ cấp thu hút?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì:
Giáo viên (viên chức) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
Về thời gian hưởng phụ cấp, Khoản 3 Điều 13 Nghị định này đồng thời xác định:
Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp (trong đó có phụ cấp thu hút) bao gồm:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.
Chế độ thai sản được xác định là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Như vậy, theo quy định này, thời gian mà chị nghỉ 6 tháng để hưởng chế độ thai sản không được tính để hưởng phụ cấp thu hút khi làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn. Do đó, chị sẽ không được hưởng bù khoản phụ cấp trong thời gian 6 tháng nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?