Tính tháng lẻ để hưởng BHXH một lần ra sao cho đúng?
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:
Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Quy định này được hiểu là thời gian đóng BHXH của người lao động được tính theo tổng số năm, tháng đã đóng cộng dồn lại. Nếu có tháng lẻ sau khi đã cộng tròn năm thì mới bắt đầu áp dụng theo quy tắc trên.
Căn cứ quy định này, thời gian đóng BHXH của chị được xác định chi tiết như sau:
- Từ tháng 9/2017 - tháng 10/2017: 2 tháng;
- Từ tháng 7/2018 - tháng 12/2018: 6 tháng;
- Từ tháng tháng 6/2019 - tháng 12/2019: 7 tháng;
- Từ tháng 01/2020 - tháng 12/2020: 12 tháng;
- Từ tháng 01/2021 - tháng 6/2021: 6 tháng;
=> Tổng thời gian đóng BHXH của chị cộng nối từ các năm trên = 2 tháng + 6 tháng + 7 tháng + 12 tháng + 6 tháng = 33 tháng (2 năm + 9 tháng).
Từ đây, ta thấy, chị có 2 năm tròn + 9 tháng lẻ đóng BHXH, do vậy, áp theo công thức quy định nêu trên, 9 tháng lẻ được làm tròn thành 1 năm.
Do đó, tổng thời gian đóng BHXH của chị để hưởng BHXH một lần được xác định là 3 năm sau khi đã làm tròn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?