Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC theo quy định mới

Nhờ tư vấn trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định mới? Xin cảm ơn.

Căn cứ Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Điểm a, b, c Khoản 6 và Điểm a Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) quy định trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;

c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

đ) Quy định chế độ báo cáo, biểu mẫu thống kê số liệu trong xử lý vi phạm hành chính.

3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.

4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ hằng năm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp, cơ quan thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện việc báo cáo, cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính.

5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.

6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin, kết quả xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Trân trọng!

Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
www.vr.org.vn tra cứu phạt nguội nhanh nhất trên Cục Đăng kiểm Việt Nam 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp thông tin xúc phạm danh nhân anh hùng dân tộc bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi xây tường cản trở việc sử dụng đất của người khác bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài có bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai khi vi phạm tại Việt Nam hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xác định số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực đất đai 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi bị kiểm tra hành chính nếu không có CCCD sẽ phải nộp phạt 500.000 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, mức phạt tiền đối với hành vi bỏ hoang đất là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất là bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi vi phạm về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định của cơ quan nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử phạt vi phạm hành chính
Nguyễn Đăng Huy
280 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào