Quy định về việc lập hồ sơ trong công tác văn thư của Bộ Nội vụ

Theo quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Nội vụ thì việc lập hồ sơ trong công tác văn thư quy định thế nào?

Căn cứ Điều 27 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1032/QĐ-BNV năm 2020 có quy định về việc lập hồ sơ như sau:

- Yêu cầu

+ Phản ảnh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và của Bộ.

+ Các văn bản, tài liệu trong một hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hoặc trình tự giải quyết công việc.

- Mở hồ sơ

+ Căn cứ vào Danh mục hồ sơ hoặc theo kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị được phê duyệt và thực tế công việc được giao, công chức phải chuẩn bị bìa hồ sơ, ghi tiêu đề hồ sơ lên bìa hồ sơ đối với hồ sơ giấy, tạo file tên hồ sơ đối với hồ sơ điện tử.

+ Trường hợp các hồ sơ không có trong Danh mục hồ sơ, cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc tự xác định các thông tin: Tiêu đề hồ sơ, số và ký hiệu hồ sơ, thời hạn bảo quản hồ sơ, người lập hồ sơ và thời gian bắt đầu.

- Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ

+ Công chức có trách nhiệm thu thập, cập nhật tất cả văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ đã mở, bao gồm tài liệu phim, ảnh, ghi âm (nếu có) bảo đảm sự toàn vẹn, đầy đủ của hồ sơ, tránh bị thất lạc.

+ Các văn bản trong hồ sơ phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, tùy theo đặc điểm khác nhau của công việc để lựa chọn cách sắp xếp cho thích hợp (chủ yếu là sắp xếp theo trình tự thời gian và diễn biến công việc).

- Kết thúc hồ sơ

+ Hồ sơ được kết thúc khi công việc đã giải quyết xong. Công chức có trách nhiệm lập hồ sơ phải rà soát lại toàn bộ văn bản, tài liệu có trong hồ sơ; loại ra khỏi hồ sơ bản trùng, bản nháp; xác định lại thời hạn bảo quản của hồ sơ; chỉnh sửa tiêu đề, số và ký hiệu hồ sơ cho phù hợp; hoàn thiện, kết thúc hồ sơ.

+ Đối với hồ sơ giấy: Người lập hồ sơ thực hiện đánh số tờ đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản từ 05 năm trở lên và viết Mục lục văn bản đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn; viết chứng từ kết thúc đối với tất cả hồ sơ.

+ Đối với hồ sơ điện tử: Người lập hồ sơ có trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống QLVB các thông tin còn thiếu. Việc biên mục văn bản trong hồ sơ được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống QLVB.

Trân trọng!

Bộ nội vụ
Hỏi đáp mới nhất về Bộ nội vụ
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Nội vụ do ai bổ nhiệm? Bộ trưởng Bộ Nội vụ có phải là thành viên Chính phủ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị thuộc Bộ Nội vụ phải có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý cơ sở dữ liệu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức mới nhất của Bộ Nội Vụ giảm xuống còn 20 đơn vị?
Hỏi đáp pháp luật
Vị trí và chức năng của Bộ Nội vụ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Nội vụ trả lời về đối tượng hưởng ưu đãi vùng ĐBKK
Hỏi đáp pháp luật
Công văn 1568 của bộ Nội Vụ 16/5/2014 đươc hiểu như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Nội vụ giải đáp thắc mắc về phụ cấp công vụ
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Nội vụ về quản lý hoạt động chữ thập đỏ
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Nội vụ giải đáp chế độ với CBCCVC vùng đặc biệt khó khăn
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Nội vụ đối với thanh niên xung phong được quy đinh như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ nội vụ
Nguyễn Đăng Huy
696 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ nội vụ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào