-
Danh sách Bộ
-
Bộ nội vụ
-
Cơ cấu tổ chức bộ nội vụ
-
Bộ trưởng Bộ Nội vụ
-
Thứ trưởng Bộ Nội vụ
-
Vị trí và chức năng Bộ Nội vụ
-
Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Nội vụ
-
Bộ Thông tin và Truyền thông
-
Bộ Công Thương
-
Bộ Quốc phòng
-
Bộ Tư pháp
-
Bộ Tài chính
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
-
Bộ Công an
-
Bộ Giao thông vận tải
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Bộ Ngoại giao
-
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-
Bộ Khoa học và Công nghệ
-
Bộ Xây dựng
-
Bộ Y tế
-
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường
-
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Quy định về nhân bản, đóng dấu cơ quan, dấu mức độ khẩn, mật trong công tác văn thư của Bộ Nội vụ
Căn cứ Điều 18 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1032/QĐ-BNV năm 2020 có quy định việc nhân bản, đóng dấu cơ quan, dấu mức độ khẩn, mật như sau:
1. Nhân bản, đóng dấu của cơ quan, tổ chức và dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn đối với văn bản giấy
a) Văn bản đi được nhân bản theo số lượng được xác định ở phần “Nơi nhận” của văn bản, trường hợp văn bản gửi đến nhiều nơi mà trong văn bản không liệt kê đủ danh sách, thì đơn vị soạn thảo phải có Phụ lục nơi nhận kèm theo làm căn cứ nhân bản để phát hành.
b) Nơi nhận văn bản phải được xác định cụ thể trong văn bản trên nguyên tắc văn bản chỉ gửi đến cơ quan, tổ chức và cá nhân có chức năng, thẩm quyền giải quyết, tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện, báo cáo, giám sát, kiểm tra liên quan đến nội dung văn bản; không gửi vượt cấp, không gửi nhiều bản cho một đối tượng, không gửi đến các đối tượng không liên quan.
c) Việc nhân bản văn bản mật phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Nội vụ.
d) Việc đóng dấu cơ quan, tổ chức và dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ.
2. Ký số của cơ quan, tổ chức đối với văn bản điện tử
a) Ký số của cơ quan, tổ chức được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ.
b) Đối với văn bản kèm theo trong cùng một tệp tin của văn bản điện tử: Văn thư Bộ chỉ thực hiện ký số cơ quan, tổ chức lên văn bản điện tử và không thực hiện ký số lên văn bản kèm theo có trong tệp tin đó (lý do: văn bản kèm theo đã được chữ ký số xác thực);
c) Đối với văn bản kèm theo không trong cùng tệp tin của văn bản điện tử: Văn thư Bộ thực hiện ký số của cơ quan, tổ chức lên văn bản điện tử và ký số trên văn bản kèm theo không trong cùng một tệp tin.
Trân trọng!

Nguyễn Đăng Huy
- Có cần nộp sổ nhật ký tập sự hành nghề luật sư khi tiến hành kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư không?
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước bao gồm những loại nào? Hình thức xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án?
- Thời điểm kiểm toán tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hình thức đối tác công tư là khi nào?
- Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước có bao nhiêu nhóm thông tin chính?
- Tài sản công tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm những loại tài sản nào? Cần tuân thủ những nội dung gì khi tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp sử dụng tài sản công được giao vào mục đích kinh doanh?