Hàng thủy sản sơ chế chịu thuế suất GTGT bao nhiêu%?
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì:
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này chịu thuế suất 5%.
Cụ thể, sản phẩm thủy sản, hải sản mới qua sơ chế bao gồm sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Theo thông tin chị cung cấp, doanh nghiệp bên chị thực hiện hoạt động gia công thủy, hải sản cho khách hàng ở các khâu làm sạch, phơi, sấy, bóc vỏ thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 5%.
Do vậy, khi xuất hóa đơn cho khách hàng, chị ghi mức thuế suất trong hóa đơn đối với sản phẩm này là 5% theo quy định trên.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Nếu quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội không quy định thời hạn giám định thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là bao lâu?
- Những trường hợp nào tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?
- Quy định về trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?