Không tham gia phiên họp thuận tình ly hôn có bị đình chỉ phiên họp?
Thuận tình ly hôn được xác định là việc dân sự theo quy định tại Điều 361 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Việc giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn được tiến hành bằng phiên họp giải quyết việc dân sự.
Theo đó, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:
- Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
- Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ.
Theo quy định này, người yêu cầu giải quyết việc thuận tình ly hôn phải có mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc có thể ủy quyền cho người đại diện mình tham gia. Trường hợp muốn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt thì chị cũng có thể làm đơn yêu cầu giải quyết việc thuận tình ly hôn vắng mặt chị.
Trường hợp chị không có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt, không có mặt tại phiên họp và cũng không ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia phiên họp lần thứ nhất thì phiên họp sẽ bị hoãn giải quyết.
Cũng theo quy định tại Điều này, trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Như vậy, nếu lần thứ hai được Tòa triệu tập tham gia phiên họp mà chị vẫn vắng mặt thì việc ly hôn của chị sẽ bị đình chỉ giải quyết. Muốn được giải quyết phải nộp hồ sơ yêu cầu Tòa án thụ lý việc dân sự lại từ đầu theo thủ tục giải quyết việc dân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?