Lao động chính của gia đình có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?
Điểm b Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định trường hợp sau đây được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:
Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Theo đó, bạn phải là lao động duy nhất có xác nhận của UBND xã thuộc 1 trong 2 trường hợp theo quy định nêu trên thì mới thuộc diện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Bạn lưu ý phân biệt "Lao động duy nhất" khác với "Lao động chính". Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thế nào được xem là lao động duy nhất trong gia đình theo Luật nghĩa vụ quân sự?
Trường hợp bạn không được xác định là lao động duy nhất theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì bạn phải đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo giấy báo, nếu đủ tiêu chuẩn về sức khỏe và các tiêu chuẩn về trình độ văn hóa,... thì đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Thông tư 38/2024/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ?
- Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế cá nhân mới nhất năm 2025: Chi tiết, đầy đủ?
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?