Kinh doanh nhỏ lẻ nên thành lập hộ kinh doanh hay DNTN?
Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Và theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì:
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Như vậy, có thể khái quát một số đặc điểm khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân chi tiết qua bảng sau:
Căn cứ pháp lý:
Luật Doanh nghiệp 2014
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nghị định 96/2015/NĐ-CP
Tiêu chí |
Doanh nghiệp tư nhân |
Hộ kinh doanh |
Số lượng lao động |
Không giới hạn số lượng lao động. |
Được sử dụng không quá 10 lao động. Nếu thường xuyên và trên 10 lao động phải chuyển đổi thành doanh nghiệp. (Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP) |
Địa điểm kinh doanh |
Không giới hạn địa điểm kinh doanh: có trụ sở giao dịch ổn định, có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện… (Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014) |
Bị hạn chế hơn doanh nghiệp tư nhân: chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh. (Điều 66, Điều 72 Nghị định 78/2015/NĐ-CP) |
Quyền định đoạt của chủ sở hữu |
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê, bán doanh nghiệp. (Điều 186, 187 Luật Doanh nghiệp 2014) |
Không được cho thuê, bán hộ kinh doanh |
Cơ quan đăng ký kinh doanh |
Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. (Khoản 1b Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP) |
Con dấu |
Có. |
Không có quy định cụ thể. |
Từ đó có thể khẳng định mỗi mô hình sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, bạn có thể đối chiếu để chọn cho mình một mô mình phù hợp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?