Nhãn phụ phải dán trên bao bì hay trên hàng hóa?
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì:
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Về vị trí dán nhãn phụ được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này, cụ thể:
Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
Như vậy, theo quy định trên, nhãn phụ đối với sản phẩm kẹo mút nhập khẩu của doanh nghiệp bên chị có thể dán trên từng cây kẹo hoặc dán trên bao bì của sản phẩm miễn sao không che khuất các nội dung của nhãn gốc. Thông thường đối với những sản phẩm có kích thước nhỏ, các doanh nghiệp thường dán nhãn phụ tại bao bì sản phẩm vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật vừa tạo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tiết lộ thông tin về vụ việc mà mình trợ giúp bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Những công việc nào người lao động chưa đủ 13 tuổi có thể làm? Thủ tục đề nghị sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc được thực hiện như thế nào?
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có được quyền thu hồi giấy phép phổ biến phim phóng sự không?
- Điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam từ 01/01/2024?
- Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước theo quy định mới nhất 2023?