Khai thác cát trái phép bị phạt thế nào?

Khai thác cát trái phép bị xử lý thế nào? Có cá nhân không có giấy phép khai thác cát mà vẫn khai thác cát trái phép để bán ra địa bàn khác xử lý như thế nào?

1. Khai thác cát trái phép bị xử lý thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Khoáng sản 2010 thì chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. Do đó, cá nhân khai thác cát trái phép là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi khai thác cát trái phép có thể bị xử lý như sau:
 
* Xử phạt vi phạm hành chính
 
Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm về khai thác cát mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
 
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;

d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;

đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;

e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.
 
Như vậy cá nhân khai thác cát trái phép, không có giấy phép khai thác cát sẽ bị phạt tiền theo quy định nêu trên. Phụ thuộc vào phạm vi khai thác cát và lượng cát đã khai thác là bao nhiêu mà có từng mức phạt hành chính khác nhau. Ngoài mức phạt tiền nêu trên thì cá nhân còn bị tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền, tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
 
* Truy cứu trách nhiệm hình sự
 
Điểm a Khoản 54 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 (sửa đổi Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015) quy định về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên như sau:

- Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

....

Như vậy, cá nhân khai thác cát trái phép, không có giấy phép khai thác còn có thể bị xử lý hình sự nếu thuộc vào các trường hợp nêu trên.
 

2. Vi phạm quy định đối với quyền lợi hợp pháp của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác được quy định như thế nào?

Tại Điều 50 Nghị định 36/2020/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định đối với quyền lợi hợp pháp của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác như sau:

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản đã xác định trong dự án đầu tư công trình khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản đã được xác định trong dự án đầu tư công trình khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đủ các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
586 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào