Công chứng bản dịch mà không có bản chính bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 14 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, thì đối với công chứng viên tiến hành công chứng bản dịch mà không có bản chính thì mức xử phạt có thể lên đến 15 triệu đồng, cụ thể như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
đ) Công chứng bản dịch không có bản chính;”
Ngoài ra, đối với hành vi trên, thì công chứng viên có thể bị tước quyền sử dụng thẻ luật sư lên đến 06 tháng theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này, cụ thể như sau:
“b) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 3 Điều này.”
Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này, thì hành vi trên còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay thì đối với công chứng viên tiến hành công chứng bản dịch mà không có bản chính thì mức xử phạt có thể lên đến 15 triệu đồng và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ hành vi vi phạm trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?