Thủ tục công chứng bản dịch
1. Căn cứ pháp lý
- Luật công chứng 2014;
- Khoản 6 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC;
2. Điều kiện được công chứng bản dịch
=> Bản dịch được dịch từ người phiên dịch công tác với văn phòng công chứng tiến hành công chứng bản dịch đó.
3. Hồ sơ công chứng
- Phiếu yêu cầu công chứng (Văn phòng công chứng có sẵn mẫu);
- Bản chính cần dịch.
4. Phương thức thực hiện
=> Người yêu cầu công chứng có thể đến trực tiếp tại văn phòng công chứng. Nếu người yêu cầu công chứng thuộc các trường hợp công chứng ngoài trụ sở văn phòng công chứng thì việc công chứng sẽ được tiến hành ngoài trụ sở văn phòng công chứng;
5. Cơ quan giải quyết
Văn phòng/phòng công chứng nơi có QSDĐ (trên phạm vi cấp tỉnh).
6. Thời hạn giải quyết
Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
7. Phí công chứng
=> Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia theo Nghị định 135?
- Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?
- Thời hạn công ty phải khai trình việc sử dụng lao động là bao lâu kể từ ngày bắt đầu hoạt động?
- Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?