Công chứng bản dịch liên quan đến lợi ích của cha mẹ mình bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 14 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì đối với công chứng viên mà có hành vi công chứng bản dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của cha hoặc là mẹ của mình kể cả là cha mẹ nuôi của mình thì có thể sẽ bị xử phạt lên đến 15 triệu đồng, cụ thể như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Công chứng bản dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;”
Ngoài ra, đối với hành vi trên thì còn có hình thức xử phạt bổ sung, đó là tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, cụ thể như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và d khoản 3 Điều này;”
Như vậy, đối với công chứng viên mà có hành vi công chứng bản dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của cha hoặc là mẹ của mình kể cả là cha mẹ nuôi của mình thì có thể bị xử phạt lên đến 15.000.000 đồng và bị tước thẻ công chứng viên lên đến 03 tháng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?