Công chứng bản dịch liên quan đến lợi ích của vợ, chồng mình bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 14 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì đối với công chứng viên mà có hành vi công chứng bản dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của của vợ hoặc chồng của mình thì có thể sẽ bị xử phạt lên đến 15 triệu đồng, cụ thể như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Công chứng bản dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;”
Ngoài ra, đối với hành vi trên thì còn có hình thức xử phạt bổ sung, đó là tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, cụ thể như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và d khoản 3 Điều này;”
Như vậy, đối với công chứng viên mà có hành vi công chứng bản dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của vợ hoặc chồng của mình thì có thể bị xử phạt lên đến 15.000.000 đồng và bị tước thẻ công chứng viên lên đến 03 tháng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?