Dùng giấy tờ không xác nhận đúng thời gian công tác pháp luật đề nghị bổ nhiệm công chứng viên xử phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với hành vi dùng giấy tờ không xác nhận đúng thời gian công tác pháp luật để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên thì mức xử phạt có thể lên đến 10.000.000 đồng, cụ thể như sau:
"2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Sử dụng giấy tờ, văn bản xác nhận không đúng thời gian công tác pháp luật để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; sử dụng văn bản xác nhận không đúng thời gian tập sự hoặc kết quả tập sự hành nghề công chứng để tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;"
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều này, thì đối với hành vi trên còn sẽ bị áp dụng hình phạt khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:
"4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này."
Như vậy, đối với hành vi dùng giấy tờ không xác nhận đúng thời gian công tác pháp luật để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên có thể sẽ bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm gây ra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?
- Tổng hợp Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?