Ai phải xây dựng lược đồ định danh?
Theo khoản 1 Điều 7 Quyết định 20/2020/QĐ-TTg (có hiệu lực từ 15/09/2020), có quy định:
Nhóm các cơ quan, tổ chức thuộc quy định tại Điều 6 Quyết định này khi kết nối, liên thông chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng lược đồ định danh cho nhóm cơ quan, tổ chức mình bao gồm các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này và gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, công bố, bảo đảm mã xác định lược đồ định danh không bị trùng lặp.
Theo quy định tại Điều 6: Mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại Điều 4, Điều 5 Quyết định (Tức không phải mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương; của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh) phải xây dựng lược đồ định danh.
Theo khoản 2 Điều 7 quy định các thành phần của lược đồ định danh gồm có:
- Mã xác định lược đồ định danh;
- Tên của hệ thống mã định danh điện tử;
- Mục đích và phạm vi áp dụng;
- Cơ quan, tổ chức phát hành;
- Cấu trúc mã xác định cơ quan, tổ chức trong lược đồ định danh;
- Mô tả các cơ quan, tổ chức thuộc lược đồ định danh;
- Lưu ý khi sử dụng mã định danh điện tử;
- Ngày cấp mã xác định lược đồ định danh;
- Những ghi chú khác (nếu có) dành cho trường hợp cơ quan, tổ chức xây dựng lược đồ định danh cần mô tả thêm, ngoài các nội dung quy định từ điểm a đến h khoản này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 5 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? 5 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong Quân đội dành cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới nhất 2024?