Người hành nghề có được từ chối khám bệnh, chữa bệnh?
Căn cứ Điều 32 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh như sau:
1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
Như vậy, trường hợp nếu thấy vượt quá khả năng thì người hành nghề được từ chối chữa nhưng phải thực hiện các biện pháp như: sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động như thế nào?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Xin vía Thần Tài là gì? Tại sao gọi là ngày Vía Thần Tài? NLĐ có được nghỉ hưởng lương ngày Vía Thần tài không?
- Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện theo các bước như thế nào?