Thẻ an toàn lao động có thay thế thẻ an toàn điện được không?
* Thẻ an toàn lao động cho người thuộc nhóm 3
Khoản 2 Điều 24 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về việc cấp Thẻ an toàn như sau: Người sử dụng lao động cấp Thẻ an toàn cho người được huấn luyện thuộc nhóm 3 sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Tổ chức huấn luyện cấp Thẻ an toàn cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Khoản 3 Điều 18 Nghị định này quy định về nội dung huấn luyện nhóm 3 bao gồm:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
Như vậy người được huấn luyện những nội dung nêu trên sau khi kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp thẻ an toàn lao động.
* Thẻ an toàn điện
Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 31/2014/TT-BCT thì công nhân điện làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện ở doanh nghiệp là đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện.
Nội dung huấn luyện để được cấp thẻ an toàn điện bao gồm nội dung huấn luyện lý thuyết và thực hành, bao gồm các nội dung như:
- Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện.
- Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại.
- Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; tiếp đất; lập rào chắn, treo biển cấm, biển báo; thiết lập vùng làm việc an toàn.
...
Theo các quy định nêu trên thì nội dung huấn luyện để cấp thẻ an toàn lao động và thẻ an toàn điện là hoàn toàn khác nhau. Thẻ an toàn lao động không có giá trị thay thế cho thẻ an toàn điện.
Như vậy, bạn là đối tượng phải tham gia huấn luyện để cấp thẻ an toàn điện, tuy bạn đã có thẻ an toàn lao động cho người thuộc nhóm 3 rồi thì cũng phải có thẻ an toàn điện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?