Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa được quy định thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 01/01/2021) quy định về ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa như sau:
- Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa không phải dịch tất cả nội dung bằng tiếng Việt ra ngôn ngữ khác. Nếu dịch ra ngôn ngữ khác thì nội dung ngôn ngữ khác phải bảo đảm cho người đọc hiểu tương ứng với nội dung tiếng Việt.
- Những nội dung không phải nội dung bắt buộc mà thể hiện bằng ngôn ngữ khác không được làm hiểu sai lệch bản chất, công dụng của hàng hóa và không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn hàng hóa.
- Tên quốc tế của nước hoặc vùng lãnh thổ không thể phiên âm được ra tiếng Việt hoặc phiên âm được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa thì được phép sử dụng tên quốc tế đó.
Ví dụ: tên nước: Indonesia, Singapore phiên âm ra tiếng Việt không có nghĩa, được phép sử dụng nguyên tên Indonesia, Singapore, hoặc dùng tên phiên âm In-đô-nê-xi-a, Xinh-ga-po. Trong khi Russia hay Germany thì phải dịch thành Nga, Đức.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình 2025?
- Đáp án Tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu văn hóa Quảng Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam trên Internet 2025?
- TOEIC bao nhiêu thì được miễn thi ngoại ngữ xét tốt nghiệp THPT 2025?
- CBCCVC nghỉ hưu trước tuổi 2 đến 5 năm, hưởng chính sách như thế nào?
- Tải về 12 mẫu tờ khai theo Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đăng ký thuế 2025?