Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được quy định ra sao?
Theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định 53/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/07/2020) quy định quản lý và sử dụng phí đối với nước thải công nghiệp như sau:
- Tổ chức thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường thu được vào ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động.
- Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện khoán chi phí hoạt động theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí thì được để lại 25% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức thu phí để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí; trong đó, các khoản chi khác bao gồm cả: Chi phí cho điều tra, thống kê, rà soát, phân loại, cập nhật, quản lý đối tượng chịu phí; chi phí đo đạc, đánh giá, lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải phục vụ cho việc thẩm định tờ khai phí, quản lý phí; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất cơ sở thải nước thải công nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có được khôi phục mã số thuế để hoạt động không?
- VSIL là tên viết tắt của tổ chức nào? Hội Luật quốc tế Việt Nam có trụ sở chính ở tỉnh thành nào?
- Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 hay, ngắn gọn năm 2024?
- Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật?
- Đảng viên tự hủy thẻ đảng có bị xóa tên không? Xóa tên có được xem là xử lý kỷ luật đối với đảng viên?