Có được thuê bên thứ 3 làm thủ tục xuất nhập khẩu xe ô tô về Việt Nam để đi không?
Căn cứ theo Điều 2 của Thông tư 20/2014/TT-BTC nếu vợ chồng bạn thuộc một trong hai đối tượng sau đây thì thủ tục nhập khẩu xe của bạn sẽ được tư vấn theo diện nhập khẩu xe của hai đối tượng sau đây:
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài cấp còn giá trị đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam và có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam
1. Điều kiện nhập khẩu
*Đối với xe ô tô
- Xe ô tô nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện: Đã đăng ký lưu hành ở nước định cư hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc (khác với nước định cư) ít nhất là 6 (sáu) tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.
- Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và quy định tại Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/04/2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
*Đối với xe gắn máy – xe mô tô
- Xe mô tô phải được đăng ký lưu hành ở nước định cư hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc (khác với nước định cư) trước thời điểm công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam, thời điểm được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam được xác định trên sổ hộ khẩu thường trú do cơ quan Công an cấp.
- Xe mô tô phải thuộc loại được phép đăng ký, lưu hành tại Việt Nam.
- Xe mô tô nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện: Không quá 03 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm mô tô về đến cảng Việt Nam.
- Xe mô tô nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng quy định tại Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy.
2. Thủ tục
*Hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu
- Đơn đề nghị nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô (có xác nhận về địa chỉ thường trú của Công an xã, phường, thị trấn), trong đó ghi rõ nhãn hiệu xe, đời xe (model), năm sản xuất, nước sản xuất, màu sơn, số khung, số máy, dung tích động cơ, tình trạng xe và số km đã chạy được: 01 bản chính;
- Hộ chiếu nước ngoài (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hoặc đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu trên thị thực rời đối với trường hợp hộ chiếu được cấp thị thực rời) hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu): 01 bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực từ bản chính, kèm bản chính để kiểm tra đối chiếu (đối với đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư này);
Hoặc hộ chiếu Việt Nam (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu): 01 bản sao hộ chiếu có công chứng, kèm bản chính để kiểm tra đối chiếu và giấy tờ chứng minh được phía nước ngoài cho phép thường trú: 01 bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực từ bản chính kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu (đối với đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này);
- Sổ hộ khẩu thường trú do cơ quan Công an cấp, tại mục: “Nơi thường trú trước khi chuyển đến” trong Sổ hộ khẩu phải ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt): 01 bản sao có công chứng kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
- Giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy hủy đăng ký lưu hành xe ô tô, xe mô tô do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc cấp (khác với nước định cư): 01 bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực từ bản chính, kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có trị tương đương: 01 bản chính và 01 bản sao (trừ trường hợp nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô qua cửa khẩu đường bộ).
Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 20/2014/TT-BTC.
*Hồ sơ khẩu xe ô tô, mô tô hồ sơ bạn cần chuẩn bị gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô: 02 bản chính.
- Vận tải đơn: 01 bản chính (có đóng dấu treo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô);
- Tờ khai hải quan xuất khẩu/nhập khẩu phi mậu dịch (HQ/2011-PMD): 02 bản chính.
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với ô tô): 01 bản sao có công chứng kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng xe mô tô nhập khẩu (đối với mô tô): 01 bản sao có công chứng kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Trình tự thủ tục nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 20/2014/TT-BTC.
Trên đây là quy định về các thủ tục mà bạn phải làm để nhập khẩu xe mô tô, xe ô tô của bạn từ nước ngoài về. Ngoài ra theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 20/2014/TT-BTC thì bạn phải tự mình thực hiện các thủ tục trên không được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?