Cách chia thừa kế theo di chúc miệng
Theo Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng;
- Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Theo thông tin bạn cung cấp, có 2 trường hợp như sau:
TH1: Di chúc miệng hợp pháp
Ngay sau khi ông di chúc miệng, người làm chứng đã ghi chép lại lời ông và tiến hành chứng thực chữ ký theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo các điều kiện để di chúc miệng hợp pháp. Trường hợp này sẽ tiến hành chia di sản thừa kế theo nội dung di chúc của ông.
TH2: Di chúc miệng không hợp pháp
Di chúc miệng không hợp pháp nếu người làm chứng không tiến hành ghi chép lại lời ông hoặc có ghi chép lại nhưng không được chứng thực chữ ký hoặc đi chứng thực chữ ký quá thời hạn.
Do đó trường hợp này sẽ tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. Và việc các bác bạn không đồng ý bố bạn nhận căn nhà là có căn cú.
Di sản thừa kế của ông để lại sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bao gồm: bà (vợ ông), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ông.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?