Thẩm quyền xem xét việc trợ cấp cho người bị thiệt hại sức khỏe do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia
Điều 12 Nghị định số 16/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia quy định thẩm quyền quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ như sau:
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm xem xét, quyết định việc trợ cấp đối với người bị thiệt hại về sức khoẻ do cơ quan mình quản lý. Trường hợp vụ việc do cơ quan, tổ chức khác phát hiện thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây ra thiệt hại để xem xét, quyết định việc trợ cấp.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định việc trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ cư trú tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Người bị thiệt hại về sức khoẻ được người có thẩm quyền sau đây xem xét, quyết định trợ cấp một lần bằng tiền; mức trợ cấp bao gồm các chi phí quy định tại Điều 11 Nghị định số 16/2006/NĐ-CP nêu trên, nhưng tối đa không vượt quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng cho một trường hợp:
- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe nếu mức trợ cấp đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú tại địa phương mình.
- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe nếu mức trợ cấp từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú tại địa phương mình.
4. Trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe mất khả năng lao động thì Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thực hiện hình thức trợ cấp thường xuyên.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 16/2006/NĐ-CP nêu trên quy định người bị thiệt hại về sức khỏe do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi mình cư trú, đề nghị được trợ cấp. Đơn cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những thương tích, tổn hại về sức khoẻ, thiệt hại về tính mạng, kèm theo giấy tờ, hóa đơn chứng từ xác nhận các chi phí và các giấy tờ liên quan khác để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, quyết định trợ cấp. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, giải quyết trợ cấp thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn người bị thiệt hại thu thập, cung cấp bổ sung tài liệu, hoặc tự mình thu thập, bổ sung.
Như vậy, anh Bình có thể đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi cư trú để đề nghị trợ cấp. Đơn đề nghị trình bày các nội dung và kèm theo giấy tờ như quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 16/2006/NĐ-CP nêu trên. Do anh Bình không thuộc đối tượng do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý nên cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia xem xét, kết luận và kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện Q (nếu mức trợ cấp dưới 10.000.000 đồng) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh H (nếu mức trợ cấp trên 10.000.000 đồng) để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?