Khi đơn phương chấm dứt HDLĐ phải báo trước 90 ngày có đúng pháp luật không?
Theo Khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định thời gian tối thiểu người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, cụ thể như sau:
- Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
- Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
- Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Như vậy, pháp luật quy định thời hạn tối thiểu mà NLĐ phải thông báo cho NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng là 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn, nên hai bên có thể thỏa thuận với nhau thời gian thông báo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng không thấp hơn 30 ngày.
Cho nên, hợp đồng thỏa thuận NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước 90 ngày là đúng quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?
- GCP là gì trong y tế? Đoàn đánh giá GCP trong y tế sẽ do cơ quan nào thành lập?
- Giới hạn vay nước ngoài đối với doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng được quy định ra sao?