Thăm dò khoáng sản vượt quá chiều sâu cho phép dưới 25% bị xử lý thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 32 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 10/5/2020) quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về khu vực thăm dò khoáng sản như sau:
Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
- Cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản nhưng không đúng quy cách theo quy định hoặc đã cắm mốc nhưng không đầy đủ số lượng mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản;
- Thăm dò khoáng sản mà công trình thăm dò (hào, giếng, đường lò, lỗ khoan) nằm trong diện tích khu vực được phép thăm dò nhưng vượt quá chiều sâu dưới 25% hoặc dưới 10 m so với chiều sâu thiết kế công trình đó trong đề án thăm dò đã thẩm định mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đó cho phép.
=> Như vậy, tổ chức, cá nhân có hành vi thăm dò khoáng sản vượt quá chiều sâu cho phép dưới 25% hoặc dưới 10 m so với chiều sâu thiết kế công trình sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Nếu quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội không quy định thời hạn giám định thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là bao lâu?
- Những trường hợp nào tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?
- Quy định về trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?