Pháp nhân đang bị cưỡng chế thi hành án mà sáp nhập với pháp nhân khác thì giải quyết thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 44/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/6/2020) quy định việc cưỡng chế trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ thi hành án đối với pháp nhân thương mại tổ chức lại như sau:
Trường hợp pháp nhân thương mại đang phải chấp hành quyết định cưỡng chế thi hành án mà được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thì pháp nhân thương mại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án có trách nhiệm tiếp tục thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
=> Như vậy, về nguyên tắc thì pháp nhân mới phải kế thừa các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án. Do đó, sau sáp nhập thì pháp nhân mới tiếp tục thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan thi hành án hình sự.
Trên đây là nội dung hỗ trợ!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính thức Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 Nhà nước của cán bộ công chức viên chức, người lao động từ ngày nào đến ngày nào?
- 1 ha đất bằng bao nhiêu m2? Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung nào?
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024)?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?