Trách nhiệm của Bộ Y tế trong thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được quy định thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 43/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/4/2020) thì nội dung này được quy định như sau:
1. Bảo đảm nguồn cung ứng thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình theo kế hoạch dự trù thuốc hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; hướng dẫn bảo quản, sử dụng các loại thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình; chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành danh mục thuốc, liều lượng thuốc sử dụng, quy trình sử dụng thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình.
2. Chỉ đạo các cơ quan nghiệp vụ, bệnh viện, cơ sở đào tạo y tế phối hợp với Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam của Bộ Công an, Cơ quan thi hành án hình sự của Bộ Quốc phòng đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành y tế có liên quan đến việc thi hành án tử hình cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.
3. Chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với tử thi, tro cốt, hài cốt người đã bị thi hành án tử hình (nếu cần).
4. Chỉ đạo các bệnh viện thuộc ngành y tế:
a) Cử bác sĩ hỗ trợ cán bộ thi hành án xác định tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Tiếp nhận, bảo quản tử thi người bị thi hành án tử hình do cơ quan thi hành án hình sự chuyển đến.
Trên đây là nội dung hỗ trợ về Trách nhiệm của Bộ Y tế trong thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?