Công chức sẽ thuộc biên chế của cơ quan nào khi được biệt phái?
Theo Khoản 3 Điều 37 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái.
=> Như vậy, việc bạn được biệt phái đến công tác tại Sở tư pháp tỉnh Kiên Giang thì bạn vẫn thuộc biên chế của Sở tư pháp TPHCM. Tuy nhiên trong quá tình thực hiện công việc, bạn phải chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của Sở tư pháp tỉnh Kiên Giang.
Ban biên tập thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 23 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Lời chúc cô 20 11 cảm động, ý nghĩa mới nhất năm 2024?
- Đề xuất cán bộ không đủ tuổi tái cử, tự nguyện nghỉ hưu sớm không trừ tiền lương hưu?
- Điểm cực Nam của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?
- Chở trẻ em trên xe ô tô không có thiết bị an toàn có thể bị phạt 1 triệu đồng?